Tiếp tục hành trình mua nhà, trước đó chúng tôi có giới thiệu về tra cứu thửa đất online trực tuyến giúp bạn đọc tối ưu được thời gian, phần này khi đã quyết định mua nhà thì có thể tham khảo hợp đồng đặt cọc nhà đất chuẩn, tối ưu nhất mà qtcland.com xin giới thiệu và chia sẻ bạn đọc có thể tải về ngay dưới đây

Hợp đồng đặt cọc là gì?

Hợp đồng đặt cọc là gì?
Hợp đồng đặt cọc là gì?

Hợp đồng đặt cọc là một văn bản có giá trị pháp giữa bên mua ( đặt cọc ) và bên bán ( nhận cọc ) để giao hẹn về mua lại nhà ( chuyển đổi quyền sử dụng đất ). Tài sản đặt cọc có thể là Tiền, tài sản có giá trị như vàng, bạc, đá quý,….và hợp đồng đặt cọc này có thời hạn giá trị nhất định ( tùy theo thỏa thuận của hai bên )

Xem thêm: 1999 mệnh gì?

Văn bản này được lập trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở, và sau khi đã hoàn tất các thỏa thuận giữa các bên liên quan với mục đích

  • Đảm bảo về giao kết trong quá trình mua nhà- bán nhà
  • Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ liên quan giữa các bên trước khi chính thức hoàn thành chuyển nhượng hợp đồng mua -bán nhà ( chuyển quyền sở hữu nhà ở )

Mẫu hợp đồng đặt cọc

Tùy thuộc vào tình trạng mua-bán nhà ở, đất, tài sản gắn liền với đất giữa các bên liên quan, nên hợp đồng sẽ có thể thay đổi về nội dung nhưng cần đảm bảo quy phạm của văn bản chính thống. Bạn đọc vui lòng tham khảo một số mẫu hợp đồng đặt cọc dưới đây để làm quy chuẩn

Mẫu hợp đồng số 1: Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà

Hợp đồng đặt cọc nhà đấtHop-dong-dat-coc-mua-nha_3108085012

Hợp đồng đặt cọc này thể hiện sự thỏa thuận giữa Bên A (bên mua) và Bên B (bên bán), theo đó Bên A đặt cọc một khoản tiền để đảm bảo việc mua bán quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất. Hợp đồng nêu rõ chi tiết về thông tin thửa đất, giá chuyển nhượng, phương thức thanh toán, trách nhiệm và cam kết của mỗi bên, cũng như cách giải quyết tranh chấp nếu phát sinh. Đây là cơ sở pháp lý để hai bên thực hiện việc chuyển nhượng một cách minh bạch, an toàn và phù hợp với quy định pháp luật.

Chú ý: Mẫu hợp đồng này KHÔNG CÓ NGƯỜI LÀM CHỨNG – chỉ người bán và người mua làm việc với nhau!

Mẫu hợp đồng đặt cọc số 2: Hợp đồng có người làm chứng ( người thứ 3 )

Thông thường, hiện nay đã có môi giới mua bán nhà đất sẽ dẫn khác, vì thế họ có thể làm người làm chứng ở trong sự việc đặt cọc này, hoặc có thể tìm một người thân quen, tin cậy cao để làm chứng giữa việc mua – bán nhà trong quá trình đặt cọc

Hợp đồng đặt cọc giữa Bên A (mua) và Bên B (bán) xác nhận Bên A đặt cọc một khoản tiền để mua mảnh đất của Bên B. Trong thời hạn đặt cọc, Bên B hoàn tất thủ tục pháp lý chuyển nhượng đất cho Bên A. Nếu Bên A không mua, tiền cọc mất; nếu Bên B không bán, Bên B phải trả lại tiền cọc và bồi thường tương đương. Hai bên cam kết tự nguyện, tuân thủ pháp luật, ưu tiên thương lượng tranh chấp, nếu không thỏa thuận được sẽ đưa ra tòa án giải quyết.

Hợp đồng có người làm chứng ( người thứ 3 )
Hợp đồng có người làm chứng ( người thứ 3 )

Ngoài ra, việc có người làm chứng trong hợp đồng đặt cọc là rất quan trọng để tăng tính pháp lý. Người làm chứng nên là người trung lập, không có quan hệ họ hàng, thân quen hay lợi ích với bất kỳ bên nào. Trong hợp đồng, cần nêu rõ thông tin cá nhân của người làm chứng, kèm chữ ký hoặc điểm chỉ, cũng như lời xác nhận rõ ràng về việc làm chứng.

Bổ sung: Mẫu hợp đồng mua – bán chung cư

Nếu mua nhà chung cư, có thể tham khảo biểu mẫu hợp đồng dưới đây chúng tôi cung cấp để thuận tiện hơn trong quá trình giao dịch

Hợp đồng đặt cọc lần này liên quan đến việc mua bán căn hộ chung cư. Bên A (bên bán) là người đã ký hợp đồng mua căn hộ với chủ đầu tư, nay muốn chuyển nhượng lại cho Bên B (bên mua). Bên B đặt cọc 100 triệu đồng để đảm bảo việc mua căn hộ trị giá 1,5 tỷ đồng. Trong vòng 10 ngày từ khi đặt cọc, hai bên phải ký hợp đồng chuyển nhượng có công chứng. Tiền đặt cọc sẽ được trừ vào tổng giá trị căn hộ khi hoàn tất thủ tục. Bên A cam kết cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý, không tranh chấp, không bán cho ai khác; nếu vi phạm, phải trả lại tiền cọc và bồi thường tương đương tiền cọc. Bên B nếu vi phạm sẽ mất tiền đặt cọc. Hợp đồng có sự tham gia của bên làm chứng (môi giới).

Mẫu hợp đồng mua - bán chung cư
Mẫu hợp đồng mua – bán chung cư

Khác biệt so với hai văn bản trước:

  1. Đối tượng tài sản:
    • Các văn bản trước chủ yếu đề cập đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà gắn liền với đất.
    • Hợp đồng lần này tập trung vào việc mua bán một căn hộ chung cư thuộc một dự án của chủ đầu tư, có hợp đồng mua bán gốc với công ty xây dựng.
  2. Yếu tố chủ đầu tư:
    • Trong hợp đồng mới, Bên A ban đầu mua căn hộ từ chủ đầu tư, sau đó mới chuyển nhượng cho Bên B.
    • Các hợp đồng trước không đề cập đến chủ đầu tư, thường chỉ có chủ đất và bên mua.
  3. Các khoản phí, thuế và phí bảo trì:
    • Hợp đồng mới nêu rõ giá chuyển nhượng không bao gồm VAT và 2% phí bảo trì, đồng thời các bên tự chịu trách nhiệm các khoản phí, thuế theo quy định.
    • Các hợp đồng trước ít đề cập chi tiết đến VAT, phí bảo trì chung cư.
  4. Thời gian và thủ tục chặt chẽ hơn:
    • Hợp đồng mới quy định thời hạn rõ ràng (10 ngày) để hai bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng tại công chứng.
    • Các hợp đồng trước không quy định thời hạn rõ ràng như vậy hoặc đề cập chi tiết về việc công chứng, chứng thực.
  5. Sự tham gia của bên làm chứng (bên môi giới):
    • Hợp đồng mới giới thiệu rõ vai trò của bên làm chứng (bên môi giới).
    • Mặc dù các hợp đồng trước cũng đề cập người làm chứng, nhưng không nhấn mạnh vai trò môi giới hay quy định thông tin cụ thể như ở hợp đồng này.

Có cần công chứng khi làm hợp đồng đặt cọc không?

Trước hết, đây là giá trị của hợp đồng đặt cọc có công chứng, khi gặp vấn đề liên quan ” tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất”

Đây là câu hỏi mà tôi nghĩ rằng khác nhiều người quan tâm” về vấn đề cần hay không việc công chứng khi làm hợp đồng đặt cọc mua nhà? ” thì vấn đề trình tự pháp luật.

  1. Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng đặt cọc có thể không cần công chứng, vẫn đảm bảo pháp lý, được công nhận. Tuy nhiên, nếu là người mua và cẩn thận có thể ra công chứng để đảm bảo tính pháp lý cao nhất cho hợp đồng này.
  2. Giá trị pháp lý với hợp đồng đặt cọc: khi một hợp đồng hoặc giao dịch được công chứng, toàn bộ nội dung, hình thức và tính pháp lý của văn bản đó sẽ được xác nhận và bảo đảm chặt chẽ.
  3. Bảng mức thu khi làm hợp đồng công chứng
STTGiá trị tiền cọcMức thu(đồng/trường hợp)
1Dưới 50 triệu đồng50.000
2Từ 50 triệu đồng – 100 triệu đồng100.000
3Từ trên 100 triệu đồng – 01 tỷ đồng0,1% số tiền đặt cọc
4Từ trên 01 tỷ đồng – 3 tỷ đồng01 triệu đồng + 0,06% phần tiền cọc vượt quá 1 tỷ đồng
5Từ trên 03 tỷ đồng – 5 tỷ đồng2,2 triệu đồng + 0,05% phần tiền cọc vượt quá 3 tỷ đồng
6Từ trên 05 tỷ đồng – 10 tỷ đồng3,2 triệu đồng + 0,04% phần tiền cọc vượt quá 5 tỷ đồng
7Từ trên 10 tỷ đồng – 100 tỷ đồng5,2 triệu đồng + 0,03% phần tiền cọc vượt quá 10 tỷ đồng.
8Trên 100 tỷ đồng32,2 triệu đồng + 0,02% phần tiền cọc vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

tóm lại: Hợp đồng đặt cọc có thể không cần công chứng, vẫn có giá trị về mặt pháp lý. Tuy nhiên, hợp đồng đặt cọc có công chứng sẽ đảm bảo giá trị pháp lý cao hơn trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

Nhưng ở góc độ khác, thì bạn đọc có thể tham khảo bài viết ” https://laodong.vn/ban-doc/can-than-bay-trong-hop-dong-dat-coc-cong-chung-1056810.ldo

Có thể bạn quan tâm:

Tặng bạn mã code Genshin Impact mới nhất 2025

Genshin Impact liên tục cung cấp mã gift code miễn phí [...]

[Công cụ] inch to cm, Một Inch Bằng Bao Nhiêu cm

Công cụ chuyển đổi Inch to cm là công cụ hữu [...]

Pinterest : Nơi có ý tưởng cho ngôi nhà của bạn

Nếu bạn đã hoàn thành ” hợp đồng đặt cọc mua [...]

Cách chia sẻ tệp giữa Windows và iPhone như AirDrop

Tôi là người dùng điện thoại iPhone, nó có đủ mọi [...]

Hợp đồng đặt cọc nhà đất

Tiếp tục hành trình mua nhà, trước đó chúng tôi có [...]

Nữ sinh 1996 cần lưu ý những điều gì về Tình Duyên

Nữ sinh năm 1996 và những điều cần biết về tình [...]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *